Kỹ Thuật: 0988813818(Mr.Huy) Kinh Doanh: 0913192069 (Mr.Khải) Điện Thoại: 086 283 5995 - 086 282 2536 Email: [email protected] Sitemap

Thông tin nam châm

28 June 2013

10 sự thật đơn giản về nam châm

Written by Nam châm Hoàng Nam - 086 283 5995, Posted in Thông tin nam châm

Từ học đã có gốc rễ từ hàng nghìn năm trước. Các nam châm luôn có sức hút to lớn đối với trí tưởng tượng của con người. Tuy nhiên, mãi đến thế kỉ 17, với nhà khoa học người Anh tên là William Gilbert...

10 sự thật đơn giản về nam châm

Từ học đã có gốc rễ từ hàng nghìn năm trước. Các nam châm luôn có sức hút to lớn đối với trí tưởng tượng của con người. Tuy nhiên, mãi đến thế kỉ 17, với nhà khoa học người Anh tên là William Gilbert, thì cơ sở của những hiện tượng từ mới được khám phá.

10 sự thật đơn giản về nam châm

Dưới đây là 10 sự thật đơn giản về nam châm. Chúng đơn giản nhưng chưa hẳn ai cũng hiểu đúng.

1. Cực Bắc chỉ hướng Bắc, cực Nam chỉ hướng Nam.

2. Cùng cực đẩy nhau, khác cực hút nhau.

3. Lực từ chỉ tác dụng lên vật liệu từ tính.

4. Lực từ tác dụng xa.

5. Trong khi bị từ hóa, những nam châm nhất thời tác dụng giống như nam châm vĩnh cữu.

6. Một cuộn dây có dòng điện chạy qua thì trở thành một nam châm.

7. Đặt lõi sắt vào bên trong một cuộn dây mang dòng điện thì sức mạnh của nam châm điện tăng lên nhiều lần.

8. Từ trường biến thiên gây ra dòng điện trong vật dẫn.

9. Một hạt tích điện không chịu tác dụng của lực từ khi chuyển động song song với đường sức từ, nhưng khi nó chuyển động vuông góc với từ trường thì nó chịu một lực vuông góc với cả đường sức từ và hướng chuyển động.

10. Một dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường theo hướng vuông góc với đường sức từ chịu tác dụng của một lực vuông góc với cả dây dẫn và đường sức từ.

24 March 2014

Apple phát triển nam châm giúp kết nối 2 iPad với nhau

Written by Nam châm Hoàng Nam - 086 283 5995, Posted in Thông tin nam châm

Nam châm thông minh trên iPad có thể được Apple phát triển để kết nối tablet này với các phụ kiện như dock, tay cầm chơi game, máy ảnh...và thậm chí là kết nối 2 iPad với nhau.

Apple phát triển nam châm giúp kết nối 2 iPad với nhau

Nam châm thông minh trên iPad có thể được Apple phát triển để kết nối tablet này với các phụ kiện như dock, tay cầm chơi game, máy ảnh...và thậm chí là kết nối 2 iPad với nhau.

Apple phát triển nam châm giúp kết nối 2 iPad với nhau

Chiếc iPad hiện nay vốn đã được trang bị nam châm giúp cố định vỏ bảo vệ, tuy nhiên một bằng sáng chế mà Apple mới đệ trình để xin cấp phép cho thấy nam châm trên iPad có thể được dùng để kết nối rất nhiều phụ kiện khác nữa như dock bàn phím, camera, tay cầm...

Được văn phòng bản quyền và bằng sáng chế Mỹ xuất bản vào hôm thứ 3, bằng sáng chế mới của Apple có tên "Magnetic Attachment Unit". Nếu được áp dụng vào thực tế, hệ thống nam châm hiện nay của iPad có thể được mở rộng để kết nối với các phụ kiện như dock, touchpad, chân chống, tay cầm joystick, camera, và thậm chí là kết nối với chiếc iPad thứ 2 hay một chiếc nhẫn nam châm đặc biệt.

Theo mô tả, các phụ kiện có thể kết nối với bất kì mặt nào trên iPad, bao gồm mặt dưới. Người dùng có thể vô hiệu hóa phụ kiện bằng cách ấn vào nút home của thiết bị. Bạn cũng có thể kết nối 2 chiếc iPad với nhau để sử dụng đồng thời. Các nội dung hiển thị trên màn hình sẽ mở rộng từ iPad này sang iPad kia. Bạn cũng có thể theo dõi nội dung trên màn hình iPad này, và sử dụng bàn phím ảo trên bàn phím kia. Ngoài ra, bằng sáng chế cũng nhắc tới 1 chiếc nhẫn nam châm đặc biệt giúp người dùng vuốt tay trên màn hình để kích hoạt một số tính năng nhất định.

Tất nhiên, đây mới chỉ là bằng sáng chế mà Apple đăng kí, có nghĩa là chưa chắc nó sẽ được thương mại hóa để đưa vào sản phẩm. Tuy nhiên, khi mà hiện nay nam châm đã được dùng trên iPad để cố định cho vỏ bảo vệ, thì việc mở rộng chức năng của nó để kết nối iPad với các phụ kiện khác cũng là một bước đi hợp lý.

24 September 2013

Bút bi nam châm Polar Pen nhiều công dụng

Written by Nam châm Hoàng Nam - 086 283 5995, Posted in Thông tin nam châm

Kênh gây quĩ cho các dự án tiềm năng Kickstarter đang phát động góp tiền cho dự án phát triển Polar Pen, cây bút bi có vỏ ngoài làm bằng nhiều cục nam châm, nhiều công dụng trong một.

Bút bi nam châm Polar Pen

Kênh gây quĩ cho các dự án tiềm năng Kickstarter đang phát động góp tiền cho dự án phát triển Polar Pen, cây bút bi có vỏ ngoài làm bằng nhiều cục nam châm, nhiều công dụng trong một. Theo đó, vỏ ngoài bằng nam châm của bút sẽ giúp người dùng sử dụng nó với nhiều công dụng khác nhau, ngoài việc chính là để viết lách thì chúng ta cũng có thể dùng nó làm compa, đồ chơi nam châm, vòng đeo tay, móc khóa, đồ vật tung hứng... rất thú vị.

Bút bi nam châm Polar Pen

Hiện dự án này đang được Andrew Gardner, một nhà thiết kế công nghiệp người Canada phát động quyên góp trên Kickstarter ở đây, với giá 1$ cho mỗi viên nam châm, nếu góp 30$ thì bạn sẽ nhận được 1 cây bút bi nâm châm hoàn chỉnh khi dự án này chính thức được khởi động.

 

{youtube}bycCFOwkRQQ|600|450|0{/youtube}

01 July 2013

Phát hiện mới về trường địa từ đảo cực

Written by Nam châm Hoàng Nam - 086 283 5995, Posted in Thông tin nam châm

Nghiên cứu mới về trường địa từ có thể giúp hé lộ bí ẩn lâu nay về tác động của tình trạng đảo cực đối với trái đất...

Phát hiện mới về trường địa từ đảo cực

Nghiên cứu mới về trường địa từ có thể giúp hé lộ bí ẩn lâu nay về tác động của tình trạng đảo cực đối với trái đất.

Lõi kim loại của trái đất đóng vai trò như một nam châm khổng lồ phát ra một từ trường với 2 cực bắc và nam. Hai cực từ này thường rất khớp với cực địa lý trên thực tế, vốn đánh dấu trục mà trái đất quay quanh. “Trường địa từ có tính năng động cao”, theo Norbert Nowaczyk, chuyên gia về từ cổ thuộc Trung tâm nghiên cứu Đức về khoa học địa cầu GFZ. Cường độ hoạt động của nó dao động ở mức có thể cao hơn đến 50% hoặc thấp hơn hiện tại từ 90 - 95%. Bên cạnh đó, cứ vài trăm ngàn năm, từ trường trái đất lại đảo cực, có nghĩa là kim la bàn chỉ về hướng nam chứ không phải bắc. Sở dĩ từ trường chuyển cực là do thay đổi ở lớp lõi ngoài chất lỏng. Trong một số thời điểm, lớp lõi ngoài này hoạt động như nhiều nam châm cùng chạy thay vì chỉ một nam châm duy nhất. Trên nguyên tắc, các nam châm này triệt tiêu lẫn nhau, khiến lá chắn từ suy yếu hoặc tệ hơn là chuyển cực.

 Phát hiện mới về trường địa từ đảo cực

Những lần đảo cực đã được phản ánh trên các khoáng chất nhạy từ trong dung nham đã nguội, cho phép giới chuyên gia xác định được vị trí của cực từ trong từng thời điểm cụ thể của lịch sử trái đất. Theo báo cáo trên chuyên san Earth and Planetary Science Letters, các lần đảo cực toàn phần của từ trường trái đất cần phải trải qua hơn thiên niên kỷ mới hoàn tất, dựa trên dữ liệu ghi trên đá. Tuy nhiên, các nhà khoa học mới phát hiện cách đây 41.000 năm, có nghĩa là ngay sau khi người hiện đại bước chân vào châu Âu, cực từ đã đảo qua rồi đảo lại trong chưa đầy 1.000 năm. Họ phân tích dữ liệu trên trầm tích lấy từ đáy biển Hắc Hải, và so sánh chúng với dữ liệu thu thập được từ bắc Đại Tây Dương, đông nam Thái Bình Dương và xung quanh Hawaii. Các chuyên gia bất ngờ khi phát hiện trường địa từ mất khoảng 200 năm để đảo, trong thời gian đó lá chắn tự nhiên của hành tinh xanh chỉ duy trì được 1/20 sức mạnh như ngày nay. Tạp chí OurAmazingPlanet dẫn lời ông Nowaczyk cho biết trước đây giới khoa học cho rằng cực từ mất từ 2.000 đến 5.000 năm mới hoàn tất một vòng.

Trong lần đảo cực chớp nhoáng trên, từ trường duy trì trong 440 năm, lúc đó nó chỉ mạnh bằng 1/4 hiện nay. Và sau đó, nó chuyển lại như bình thường trong vòng 270 năm. Toàn bộ tình trạng đảo cực được gọi là sự kiện Laschamp, theo tên khu vực ở Pháp mà các nhà khoa học tìm được chứng cứ đầu tiên vào thập niên 1960. Những phát hiện này đã tiết lộ khả năng đảo cực nhanh chóng của từ trường trái đất. Do nó diễn ra quá ngắn ngủi, các chuyên gia cho rằng có thể đây là một trường hợp đảo cực thất bại, có nghĩa là trường địa từ cố gắng chuyển cực nhưng không được. Những lần như vậy, còn gọi là tình trạng lệch khỏi trục, có thể đã diễn ra ít nhất cả chục lần trong 780.000 năm, kể từ khi sự kiện đảo cực toàn phần hoàn tất, theo giải thích của chuyên gia Nowaczyk.

Trường địa từ trái đất giúp bảo vệ hành tinh chúng ta trước những đợt dội bom liên tục của các hạt điện tích hoặc bức xạ xuất phát từ mặt trời và vũ trụ. Trong lần đảo cực Laschamp, trái đất đặc biệt dễ tổn thương hơn bình thường, sau khi các nhà khoa học phát hiện hàm lượng bức xạ beryllium cao trong mẫu băng ở Greenland. Sự phơi nhiễm trước bức xạ độc hại từ vũ trụ sẽ là mối đe dọa thực sự cho thế giới hiện đại của chúng ta. Do vậy việc tìm hiểu những lần đảo cực của từ trường trái đất sẽ giúp giới khoa học tìm hiểu tường tận hơn các mối nguy từ vũ trụ. Chuyên gia Nowaczyk cho hay các vệ tinh viễn thông và GPS có thể bị phá hoại khi hứng trực tiếp những tia vũ trụ xuyên qua trường địa từ mỏng hơn bình thường. Vì thế việc nghiên cứu rõ hoạt động của lá chắn này đặc biệt quan trọng, nhất là làm sao xác định được thời điểm nó sẽ chuyển cực, cũng như độ dài của quá trình này, và khi đó sức mạnh của trường địa từ có suy chuyển hay không.

01 July 2013

Các nam châm phân tử sắp thẳng hàng mang lại những bộ nhớ từ tốt hơn

Written by Nam châm Hoàng Nam - 086 283 5995, Posted in Thông tin nam châm

Các nhà nghiên cứu ở châu Âu vừa thành công trong việc chế tạo ra các nam châm phân tử có khả năng nhận lấy một hướng ưu tiên trên một bề mặt bằng vàng...

Các nam châm phân tử sắp thẳng hàng mang lại những bộ nhớ từ tốt hơn

Các nhà nghiên cứu ở châu Âu vừa thành công trong việc chế tạo ra các nam châm phân tử có khả năng nhận lấy một hướng ưu tiên trên một bề mặt bằng vàng. Kết quả trên là một tiến bộ quan trọng đối với lĩnh vực điện tử học spin đang phôi thai – lĩnh vực trong đó các dụng cụ điện tử khai thác spin của một electron đồng thời với điện tích của nó. Những dụng cụ như vậy có sức thu hút lớn vì chúng có khả năng nhỏ hơn và hiệu quả năng lượng hơn so với các mạch điện tử truyền thống.

Các nam châm đơn phân tử là những chất liệu thuận từ có khả năng chuyển sự từ hóa của chúng giữa hai trạng thái, từ “spin lên” sang “spin xuống” chẳng hạn. Ở nhiệt độ thấp, trạng thái từ của các phân tử vẫn không đổi bất chấp sự có mặt của từ trường. Hiệu ứng bộ nhớ này có thể khai thác để chế tạo các dụng cụ lưu trữ thông tin mật độ cao dùng cho các ứng dụng điện toán.

Hồi năm ngoái, Roberta Sessoli thuộc trường Đại học Florence và các đồng nghiệp ở Modena và Paris đã chứng minh được rằng các đám gồm bốn nguyên tử sắt (Fe4) hợp nhất vào trong cấu trúc của một phân tử phức có thể duy trì bộ nhớ từ của chúng khi đính chúng bằng phương pháp hóa học lên trên một bề mặt vàng. Nay, cũng đội nghiên cứu vừa nói đã tiến thêm một bước nữa trong nghiên cứu của mình với việc thao tác hóa học trên những phân tử Fe4 này để tự định hướng chúng theo một chiều ưu tiên trên bề mặt vàng. Từ tính của các phân tử trên được nghiên cứu bằng ánh sáng synchrotron.

Các nam châm phân tử sắp thẳng hàng mang lại những bộ nhớ từ tốt hơn

Sự chui hầm lượng tử cộng hưởng

Kết quả mới trên cho phép các nhà nghiên cứu lần đầu tiên quan sát sự chui hầm lượng tử cộng hưởng của sự từ hóa ở các nam châm đơn phân tử trên một bề mặt. Sự chui hầm lượng tử, một quá trình nhờ đó các hạt lượng tử có thể đi xuyên qua các rào cản năng lượng bình thường không thể vượt qua đối với các vật thể cổ điển, là một hiện tượng khá tinh vi. Nó có thể dễ dàng bị phá hỏng bởi các tác động bên ngoài – thí dụ, qua các mối nối cần thiết để kết nối các nam châm bằng phương pháp điện tử bên trong các dụng cụ thực tế.

“Thực tế chúng tôi quan sát thấy sự chui hầm lượng tử các nam châm phân tử đính với một bề mặt vàng chứng tỏ rằng các tương tác phân tử-bề mặt không gây hại cho một khía cạnh tinh vi như vậy của từ tính”, Sessoli nói.

Các nhà nghiên cứu đã liên kết bốn ion sắt đồng phẳng bằng cách thêm hai phân tử liên kết mới trích xuất từ trialcohol có dạng hình học thích hợp để liên kết các ion tại các đầu đối diện nhau của mặt phẳng sắt. Một sự sắp xếp như vậy có nghĩa là phân tử sắt đó có tính ổn định cao.

“Trialcohol một chuỗi béo kết thúc với một nhóm chứa sulphur, đó là thành phần trọng yếu trong phương pháp của chúng tôi”, Sessoli giải thích. “Thật ra, chúng tôi khai thác sự tương tự cấu trúc dễ thấy của các nguyên tử sulphur với vàng để neo bằng phương pháp hóa học các nam châm phân tử lên trên bề mặt vàng”.

Hiệu ứng bộ nhớ tốt hơn

Khi đó, đội nghiên cứu nhận thấy cách thức các nam châm phân tử tự định hướng chúng lên trên bề mặt vàng có thể điều khiển bằng cách thay đổi chiều dài và tính dẻo của chuỗi alkyl. Chẳng hạn, khi chiều dài chuỗi giảm từ 9 xuống còn 5 nguyên tử carbon, thì các phân tử buộc phải liên kết với bề mặt thông qua một cái “kẹp mỏ sấu” và do đó nhận lấy một sự sắp hàng ưu tiên. Khi các phân tử đã canh thẳng hàng, chúng biểu hiện các vòng từ trễ rộng hơn và có một tác dụng nhớ tốt hơn, với các dấu hiệu chui hầm lượng tử rõ rệt.

“Công trình của chúng tôi chứng tỏ rằng một phương pháp đa ngành, kết hợp hóa học tổng hợp, vật lí thực nghiệm và sự mô phỏng lí thuyết, là cần thiết đối với ngành khoa học nano tiến bộ”, Sessoli nói. “Mặc dù các ứng dụng cho công nghệ này sẽ không thể thấy trong tương lai gần vì nhiệt độ làm việc thấp của các nam châm đơn phân tử, nhưng loại nghiên cứu cơ bản này lát đường cho các công nghệ gốc spin trong tương lai”.

Công trình của các nhà khoa học công bố trên số ra tuần này của tạp chí Nature.

 

28 June 2013

Dùng nam châm điều khiển não bộ

Written by Nam châm Hoàng Nam - 086 283 5995, Posted in Thông tin nam châm

Theo tờ Daily Mail, các nhà nghiên cứu Estonia phát hiện, khi cho nam châm can thiệp vào phía bên phải hoặc bên trái của vùng vỏ não trán trước lưng bên ( Dorsolateral prefrontal cortex) ở ngay phía sau trán người...

Dùng nam châm điều khiển não bộ

Một nhóm nhà nghiên cứu ở Estonia tuyên bố họ có thể dùng nam châm tác động lên não của một người để khiến người này không thể nói dối.

Một nhóm nhà nghiên cứu ở Estonia tuyên bố họ có thể dùng nam châm tác động lên não của một người để khiến người này không thể nói dối.

Theo tờ Daily Mail, các nhà nghiên cứu Estonia phát hiện, khi cho nam châm can thiệp vào phía bên phải hoặc bên trái của vùng vỏ não trán trước lưng bên ( Dorsolateral prefrontal cortex) ở ngay phía sau trán người, nó sẽ khiến bạn nói dối hoặc nói thật, phụ thuộc vào bên nhận kích thích. Khi hướng tác động của nam châm vào phần khác của bộ não - vùng thùy đỉnh, việc đưa ra quyết định của chủ thể không hề bị thay đổi.

"Lựa chọn tự nhiên về việc nói dối nhiều hơn hay ít hơn có thể chịu ảnh hưởng của kích thích vào não", các nhà nghiên cứu Inga Karton và Talis Bachmann viết trong báo cáo công bố trên tạp chí Behavioural Brain Research.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với 16 tình nguyện viên bằng cách trao cho họ những đĩa có màu khác nhau. Một nửa số đối tượng này nhận kích thích từ tính vào phía bên phải vùng vỏ não trán trước lưng bên, số còn lại nhận kích thích từ tính vào phía bên trái.

Những người tình nguyện được đề nghị lựa chọn nói dối hoặc nói thật về màu sắc của các đĩa phân phát trước đó. Kết quả cho thấy, những người nhận kích thích vào bên trái nói dối nhiều hơn, trong khi những người nhận kích thích bên phải tỏ ra trung thực hơn.

Năm ngoái, các nhà khoa học Mỹ từng phát hiện, nam châm cũng có thể được sử dụng để phá vỡ "la bàn đạo đức" của não. Vùng nằm ngay phía sau tai phải đã tăng hoạt động khi chúng ta nghĩ về những hành động sai lầm hoặc đúng đắn của người khác.

Trong một thí nghiệm khác thường, các nhà nghiên cứu Mỹ đã có thể sử dụng nam châm mạnh để gây rối khu vực này của não và làm cho chủ thể tạm thời ít tuân thủ các nguyên tắc đạo đức hơn. Nghiên cứu cho thấy, cảm nhận của chúng ta về cái đúng và cái sai không chỉ dựa trên nền tảng nuôi dưỡng, tôn giáo hay triết học mà còn phụ thuộc vào cấu trúc sinh học của bộ não chúng ta.

01 July 2013

Chặn thảm họa dầu tràn bằng nam châm

Written by Nam châm Hoàng Nam - 086 283 5995, Posted in Thông tin nam châm

Các nhà khoa học tại Mỹ đã tìm ra phương pháp tách dầu khỏi nước bằng nam châm, một kỹ thuật đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm.

Chặn thảm họa dầu tràn bằng nam châm

Các nhà khoa học tại Mỹ đã tìm ra phương pháp tách dầu khỏi nước bằng nam châm, một kỹ thuật đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm.

Dầu tràn có thể gây ra những tác động khủng khiếp tới hệ sinh thái biển. Vì vậy việc nỗ lực giảm thiểu những thiệt hại trong sự cố dầu tràn là vô cùng quan trọng.

Các biện pháp xử lý dầu tràn bao gồm: xử lý sinh học, đốt dầu trên biển, sử dụng các chất phân hủy dầu và vớt dầu. Tuy nhiên, các phương pháp thường cần nhiều thời gian (có thể mất vài tuần) và rất tốn kém. Vì thế các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát triển kỹ thuật tách dầu và nước bằng phương pháp từ tính và kỹ thuật này có thể được sử dụng để làm sạch các vết dầu loang, ENN đưa tin.

Chặn thảm họa dầu tràn bằng nam châm

Kỹ thuật mới sẽ giúp thu gom dầu loang và đưa đến một nhà máy lọc dầu để tái chế. Markus Zahn, một giáo sư tại MIT cho biết: “Sau khi thảm họa tràn dầu BP xảy ra 2 năm trước ở vịnh Mexico, tôi đã nghĩ rằng nếu dầu nhiễm từ tính, chúng ta sẽ có thể hút dầu bằng với nam châm mạnh và tách dầu ra khỏi nước”.

Zahn và các đồng nghiệp đã trộn các hạt nano kim loại màu không thấm nước với dầu và dùng nam châm để tách dầu ra khỏi nước. Sau đó, các hạt nano được loại bỏ ra khỏi dầu bằng phương pháp từ tính. Khi sự cố tràn dầu xảy ra, phần lớn lượng dầu sẽ chìm xuống và lan rộng do tác động của dòng nước. Sóng biển mạnh cũng khiến cho việc xử lý dầu tràn khó khăn hơn bởi dầu bị phân tán và lan rộng hơn. Tuy nhiên, khi con người trộn các hạt nano nhiễm từ vào dầu, các hạt nano sẽ bám chặt vào các phân tử dầu và giúp máy móc tách chúng ra khỏi nước.

Shahriar Khushrushahi, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Nhờ nam châm, chúng ta có thể tách dầu ra khỏi nước rất nhanh vì lực hút từ tính mạnh hơn rất nhiều so với độ kết dính giữa nước và dầu. Chúng ta thực sự có thể thực hiện quá trình này nhanh hơn và liên tục mà không cần tốn công sức”.

Thiết kế và quy trình thực hiện của kỹ thuật này đều khá đơn giản. Giới phân tích nhận định nghiên cứu của MIT thực sự mang lại lợi ích bởi dầu tràn đã xảy ra trên quy mô lớn, nhất là trên các đại dương.

28 June 2013

Pulsar có phải là những nam châm neutron khổng lồ?

Written by Nam châm Hoàng Nam - 086 283 5995, Posted in Thông tin nam châm

Các pulsar ra đời khi một ngôi sao co lại để hình thành một sao neutron trong đó moment từ của các neutron bị đóng băng theo một chiều nhất định – giống hệt như các moment nguyên tử trong một nam châm vĩnh cửu.

Pulsar có phải là những nam châm neutron khổng lồ?

Các pulsar ra đời khi một ngôi sao co lại để hình thành một sao neutron trong đó moment từ của các neutron bị đóng băng theo một chiều nhất định – giống hệt như các moment nguyên tử trong một nam châm vĩnh cửu. Đó là khẳng định của hai nhà vật lí ở Thụy Điển, họ tin rằng lí thuyết của họ có thể giải thích cho nhiều tính chất khó lí giải của những vật thể thiên văn kì lạ này.
Được phát hiện ra lần đầu tiên vào năm 1967, pulsar là những vật thể thiên văn phát xa những xung bức xạ có nhịp đều đến bất ngờ. Các nhà thiên văn tin rằng pulsar là những sao neutron đang quay nhanh có từ trường rất lớn. Giống hệt như Trái đất, người ta tin rằng moment lưỡng cực từ của ngôi sao lệch với trục quay của nó. Những dòng bức xạ phát ra từ ngôi sao đi theo phương của các cực từ của nó. Vì ngôi sao đang quay xung quanh một trục khác, nên dòng bức xạ quét qua giống như một chùm ánh sáng hải đăng xuất hiện dưới dạng một xung đều đặn nếu nó đi tới Trái đất.

Pulsar có phải là những nam châm neutron khổng lồ?

Tuy nhiên, ngoài sự mô tả cơ bản này, người ta ít biết về tính chất vật lí của các pulsar và chúng đã hình thành như thế nào. Một câu hỏi quan trọng là nguồn gốc của từ trường đó, nó có thể biến thiên từ khoảng 104 đến 1011 T. Giá trị đó là khổng lồ so với từ trường của Mặt trời, khoảng 100 µT. Hơn nữa, bản chất đều đặn của các xung bức xạ đề xuất rằng từ trường của một pulsar phải cực kì ổn định. Trái lại, từ trường của Mặt trời là hết sức không ổn định vì nó được tạo ra bởi chuyển động quay của plasma của ngôi sao, mà không đó là rất mất ổn định.
Lực hạt nhân thích sắp thẳng hàng
“Chẳng có lời giải thích êm xuôi nào cho cách thức từ trường đó được tạo ra,” phát biểu của Johan Hansson thuộc trường Đại học Công nghệ Lulea, người đưa ra lí thuyết mới nhất này cùng với người đồng nghiệp Anna Ponga. Hansson và Ponga đề xuất rằng moment từ của tất cả các neutron trong ngôi sao hướng theo cùng một chiều ở một trạng thái của vật chất gọi là “neutromagnet” [tạm dịch: nam châm neutron]. Trạng thái này giống với sự sắp thẳng hàng của các moment từ nguyên tử của vật liệu sắt từ. Các nhà nghiên cứu trình bày rằng lực hạt nhân liên kết các proton và neutron lại với nhau trong hạt nhân vốn thích sự sắp thẳng hàng của các spin – một hiệu ứng theo họ có thể được tăng cường trong sao neutron, nơi các neutron bị nén lại với nhau chặt hơn nữa.
Hansson và Ponga giả sử rằng năng lượng thu được bởi hai neutron bằng cách sắp spin của chúng thẳng theo một chiều là khoảng 10% tổng năng lượng liên kết của cặp. Năng lượng này mang lại nhiệt độ Curie – dưới nhiệt độ đó tất cả các neutron trong ngôi sao sắp thẳng hàng thành một nam châm khổng lồ – vào khoảng 1010 K.
Vì các sao neutron dường như đều có cùng khối lượng, nên từ trường cực đại có thể là khoảng 1012 T. Từ trường này sẽ xuất hiện khi tất cả các neutron sắp thẳng theo cùng một chiều. Tuy nhiên, giống hệt như trong những nam cham hàng ngày, có khả năng những vùng khác nhau của ngôi sao có những domain neutron – với mỗi domain hướng theo một chiều khác nhau. Điều này sẽ làm giảm từ trường toàn phần và có thể lí giải tại sao một số sao neutron có từ trường nhỏ hơn nhiều. Theo Hansson, giá trị cực đại này của từ trường mang lại cho các nhà thiên văn một phương pháp đơn giản chứng minh lí thuyết trên.
Moment bị đóng băng
Hansson cho biết mô hình của họ cũng giải thích được sự không thẳng hàng cố định giữa moment từ và trụ quay của một pulsar. “Sự định hướng của từ trường được xác lập bởi hướng của từ trường của ngôi sao ở thời điểm nó co lại để hình thành sao neutron,” ông giải thích. “Hướng đó sau đó bị ‘đóng băng’ bởi lực hạt nhân”.
Tuy nhiên, không phải nhà thiên văn nào cũng bị thuyết phục. “Tôi không khẳng định ‘cách lí giải’ hiện nay đó là hoàn chỉnh hay không có mâu thuẫn –vấn đề đó rất khó – nhưng tôi tin rằng quan điểm trình bày trong bài báo này không hẳn tốt như các mô hình thông thường,” phát biểu của Michael Kramer thuộc trường Đại học Manchester ở Anh.

01 July 2013

Chẩn đoán sốt rét bằng ánh sáng và nam châm

Written by Nam châm Hoàng Nam - 086 283 5995, Posted in Thông tin nam châm

Các nhà khoa học ở Hungary vừa phát triển một kĩ thuật nhận dạng kí sinh trùng bệnh sốt rét trong máu bằng cách sử dụng các nam châm và laser bỏ túi loại rẻ tiền....

Chẩn đoán sốt rét bằng ánh sáng và nam châm

Các nhà khoa học ở Hungary vừa phát triển một kĩ thuật nhận dạng kí sinh trùng bệnh sốt rét trong máu bằng cách sử dụng các nam châm và laser bỏ túi loại rẻ tiền. Kĩ thuật khai thác những tính chất từ và quang học độc đáo của chất thải kết tinh tạo ra bởi kí sinh trùng sốt rét có trong máu và mang lại một giải pháp thay thế rẻ tiền, nhạy và đáng tin cậy cho các công cụ chẩn đoán hiện nay.

Sốt rét là căn bệnh lây nhiễm hàng đầu trên thế giới. Hàng năm có khoảng 200 triệu người trên thế giới bị nhiễm sốt rét và chừng một triệu người tử vong; nhưng bệnh sốt rét dễ điều trị, nên nhiều cái chết như thế này là có thể tránh được. Cho đến nay, ngành y học đã có những phép chẩn đoán đắt tiền, trang thiết bị cồng kềnh lẫn những phép chẩn đoán di động rẻ tiền hơn với độ nhạy và độ chính xác thấp hơn – nhưng chưa có phương pháp nào đáp ứng nhu cầu đương đầu hiệu quả với bệnh sốt rét.

Một bài báo hồi năm 2008 mô tả một phương pháp khai thác hành trạng từ-quang của "haemozoin" – một chất kết tinh do kí sinh trùng sốt rét bài tiết ra – đã thu hút sự chú ý của István Kézsmárki thuộc trường Đại học Kinh tế Kĩ thuật Budapest và Viện Hàn lâm khoa học Hungary. Khi kí sinh trùng tiêu hóa haemoglobin, chúng để lại một chất gọi là “haem” có tính độc tố cao đối với chúng, cho đến khi chúng biến đổi nó thành những vi tinh thể haemozoin không hòa tan – còn gọi là sắc tố kí sinh trùng.

Chẩn đoán sốt rét bằng ánh sáng và nam châm

Những tính chất độc đáo

“Những tinh thể đó khá lạ... khi kí sinh trùng chuyển hóa haem thành sắc tố kí sinh trùng, nó trở nên có từ tính,” Kézsmárki giải thích. “Không có chất liệu nào khác trong máy người sẽ tính chất và tạo ra những hiệu ứng giống như vậy cả.”

Đặc tính này một phần là do kích cỡ của các tinh thể và tính dị hướng cao của chúng ở cấp độ phân tử. Sự định hướng của một tinh thể chi phối sự hấp thụ hoặc tán xạ cường độ của ánh sáng phân cực tới trên nó.

Cho nên, việc đặt một mẩu máu nhiễm bệnh trong một từ trường mạnh buộc tất cả các tinh thể đó, chúng thường bị thăng giáng nhiệt và bị xô đẩy bởi các phân tử xung quanh, hướng theo cùng một chiều. Hiệu ứng tập thể của chúng đối với ánh sáng phân cực thể hiện rõ sự nhiễm bệnh sốt rét.

Bước ngoặt mới

Trong khi những đặc điểm này khiến haemozoin lí tưởng để sử dụng trong chẩn đoán sốt rét, nhưng Kézsmárki và các đồng sự đã “tạo ra một bước ngoặt nữa khiến nó thật sự khả thi cho sự chẩn đoán rẻ tiền hàng ngày”.

Thay vì sử dụng những thiết bị thuộc loại nghiên cứu như nam châm siêu dẫn và những laser có độ ổn định cao, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một từ trường đều bằng cách sắp xếp một vòng nam châm vĩnh cửu loại thường giá 1 bảng Anh xung quanh mẫu. Bằng cách cho cái vòng đó quay tròn, họ làm cho các tinh thể quay tròn theo, với moment quán tính của chúng khớp với độ nhớt của chất lỏng, khiến chúng sắp thẳng hàng trong từ trường.

Khi các nhà nghiên cứu chiếu một laser đơn giản qua mẫu, các tinh thể tác dụng như những kính phân cực thứ cấp, tuần tự truyền và tán xạ ánh sáng khi chúng quay tròn. Một bộ tách chùm tia được sử dụng để phân tách ánh sáng đi ra thành những thành phần nằm ngang và thẳng đứng của nó. Đối với máu không nhiễm bệnh, cường độ của hai thành phần này bằng nhau, độc lập với sự định hướng của từ trường. Đối với máu nhiễm bệnh, hai thành phần dao động ngược với nhau khi từ trường quay.

Giải pháp cho độ nhạy

Phép chẩn đoán tốt nhất trong phòng thí nghiệm ngày nay có thể nhận ra những hàm lượng kí sinh trùng thấp đến 5/μL máu, nhưng nó quá tốn kém và không thực tế để sử dụng ở những khu vực vùng sâu vùng xa vốn là nơi bệnh sốt rét hoành hành. Những phép chẩn đoán nhanh, không sử dụng hơn một giọt máu trên một dây plastic phủ kháng nguyên, thì nhanh, di động, rẻ tiền và không phức tạp, nhưng chúng có ngưỡng độ nhạy khoảng 100 μL – quá cao để phát hiện sự nhiễm bệnh giai đoạn đầu.

Đội của Kézsmárki tìm thấy rằng có thể phát hiện ra hàm lượng kí sinh trùng thấp cỡ 25/μL máu, và khi các nhà nghiên cứu thử nghiệm trên plasma thay vì máu, độ nhạy của chúng nhảy lên mức chưa có tiền lệ - một kí sinh trùng/ μL. Phương pháp của họ có tiềm năng áp dụng ở những giai đoạn rất sớm của sự nhiễm bệnh – vài tuần đầu tiên khi kí sinh trùng mới nhiễm vào gan và sản sinh haemozoin nhưng vẫn chưa nhiễm vào trong máu.

Ngoài ra, haemozoin còn cực kì bền – chính dạng hóa chất này đã được tìm thấy ở những tàn dư hóa thạch của những sinh vật bị nhiễm sốt rét thời cổ đại – và có mặt ở mọi biến thể sốt rét. Điều này có nghĩa là phép kiểm tra trên sẽ có giá trị sử dụng ở mọi nơi và sẽ không bao giờ trở nên lỗi thời, không giống như phép thử phát hiện nhanh vốn đang gặp khó trước sự đột biến gen liên tục của kí sinh trùng sốt rét.

Phép thử khả thi

Hiện nay, Kézsmárki và các đồng sự đang tìm kiếm sự hợp tác với các kĩ sư để giảm bớt kích cỡ thiết bị của họ từ cỡ cái laptop hiện nay xuống còn khoảng 20 cm, và tiếp tục theo đuổi phương pháp tối ưu phân tách các tế bào hồng cầu và plasma trong khi vẫn giữ sắc tố kí sinh trùng tiếp xúc trong plasma. “Đây là vấn đề quan trọng cần giải quyết,” Kézsmárki nói. “Mục tiêu của chúng tôi là đi tìm phương pháp đơn giản nhất, và không đòi hỏi phòng thí nghiệm sinh học chuyên biệt nào.”

28 June 2013

Nam châm có thể ảnh hưởng đến não

Written by Nam châm Hoàng Nam - 086 283 5995, Posted in Thông tin nam châm

Khi con người nghe tin về một hành động tội ác nào đó như tống tiền, giết người, cướp của, đa số chúng ta cần thêm thông tin trước khi đưa ra phán quyết về việc hành động đó hợp lý hay vô đạo đức, vô tình hay cố ý.

Nam châm có thể ảnh hưởng đến não

Từ trường của nam châm có thể làm rối loạn hoạt động não và khiến chúng ta đưa ra quan điểm lệch lạc.

 Nam châm có thể ảnh hưởng đến não

Khi con người nghe tin về một hành động tội ác nào đó như tống tiền, giết người, cướp của, đa số chúng ta cần thêm thông tin trước khi đưa ra phán quyết về việc hành động đó hợp lý hay vô đạo đức, vô tình hay cố ý. Một vụ giết người bằng súng có thể là một tai nạn nếu người bắn bóp cò khi nạn nhân đang cầm dao xông tới. Nhưng nó là vụ giết người có chủ ý nếu nạn nhân chẳng làm gì khiến người bắn phải hoảng sợ.

Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy trên vỏ não người có một vùng chịu trách nhiệm xử lý những đánh giá về đạo đức. Vùng này - nằm gần tai phải - được gọi là thùy thái dương bán cầu não phải.

Livescience cho biết, Liane Young - một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ - cho rằng nếu hoạt động của thùy thái dương bán cầu não phải trở nên rối loạn, quan điểm đạo đức của con người sẽ thay đổi. Để chứng minh, Young và các đồng nghiệp tiến hành thử nghiệm đối với một số người tình nguyện.

Nhóm nghiên cứu áp dụng một kỹ thuật có tên "kích thích từ trường xuyên sọ" (transcranial magnetic stimulation) để trực tiếp làm gián đoạn hoạt động của thùy thái dương bán cầu não phải của một số tình nguyện viên. Nguyên lý của kỹ thuật này như sau: Các chuyên gia dùng nam châm để tạo ra từ trường trên một vùng nhỏ của não khiến các tế bào thần kinh không thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, kỹ thuật chỉ gây nên hiệu ứng tạm thời nên không gây nguy hiểm cho tình nguyện viên.

Trong thử nghiệm thứ nhất, Young và cộng sự áp dụng kỹ thuật kích thích từ trường xuyên sọ đối với 8 tình nguyện viên rồi yêu cầu họ câu chuyện về một chàng trai dẫn một cô gái qua cầu. Trong một kịch bản, chàng thanh niên muốn gây hại cho cô gái song thiếu nữ vẫn bình an vô sự. Nhưng trong một kịch bản khác, chàng trai có ý tốt song lại vô tình để cô gái vấp phải chướng ngại vật khiến mắt cá chân của cô vỡ. Sau đó họ phải đánh giá hành động của các nhân vật dựa trên một thang điểm về đạo đức. Điểm thấp nhất là 1 (hoàn toàn không thể chấp nhận) và điểm cao nhất là 7 (hoàn toàn được phép).

Thử nghiệm thứ hai diễn ra gần giống với thử nghiệm thứ nhất, song lần này các chuyên gia sử dụng kỹ thuật kích thích từ trường xuyên sọ khi 12 tình nguyện viên đang suy nghĩ để đưa ra đánh giá về hành động của các nhân vật.

Kết quả cho thấy, trong thử nghiệm thứ nhất tình nguyện viên tập trung vào ý định của người thanh niên chứ không quan tâm tới hậu quả của hành động. Họ đều lên án việc chàng thanh niên muốn gây hại cho cô gái nhưng không thành công. Do tác dụng của từ trường biến mất ngay trước khi tình nguyện viên đọc kịch bản nên phán xét của họ giống như người bình thường. Tuy nhiên, trong thử nghiệm thứ hai thì họ chỉ xem xét hậu quả chứ không chú ý tới ý định của người thanh niên. Vì thế họ lên án việc chàng trai để cô gái bị vỡ mắt cá chân, dù anh ta chẳng có ý định xấu.

Nhóm nghiên cứu cho rằng sự rối loạn của thùy thái dương bán cầu não phải khiến các tình nguyện viên lúng túng trong việc phân tích ý định của chàng trai. Vì thế họ đưa ra nhận xét dựa trên hậu quả của hành động.

"Họ cho rằng nếu thủ phạm cố ý hãm hại nạn nhân nhưng hành động của thủ phạm không gây nên bất kỳ thiệt hại hay tổn thương nào thì luật pháp không nên trừng phạt. Ngược lại, nếu một cá nhân muốn làm việc tốt với người khác nhưng vô tình gây thiệt hại cho người kia thì đó là tội ác", Young nói.

Young cho rằng phát hiện trên không chỉ có ý nghĩa đối với những chuyên gia thần kinh mà còn quan trọng đối với các thẩm phán hay ban hội thẩm trong các phiên tòa.

"Nghiên cứu này chứng tỏ rằng bất kỳ một cá nhân nào cũng có thể bị tác động để đưa ra đánh giá có lợi hoặc có hại cho bị cáo trong các phiên tòa. Một điều rõ ràng là với sự hiện diện của nam châm, một thành viên hội thẩm hoặc cả ban hội thẩm sẽ chỉ quan tâm tới hậu quả của hành động để phán xét bị cáo chứ xem xét ý định của bị cáo", Young giải thích.

09 July 2013

Chữa bệnh bằng nam châm

Written by Nam châm Hoàng Nam - 086 283 5995, Posted in Thông tin nam châm

Một này nào đó, nam châm có thể được dùng để kéo các gene di chuyển trong cơ thể, phục vụ việc trị liệu nào đó, một nhà khoa học Thuỵ Sĩ tuyên bố.

Chữa bệnh bằng nam châm

Một này nào đó, nam châm có thể được dùng để kéo các gene di chuyển trong cơ thể, phục vụ việc trị liệu nào đó, một nhà khoa học Thuỵ Sĩ tuyên bố.

Theo ý tưởng đã được thử nghiệm trên cừu này, nam châm sẽ hút những hạt sắt ôxit (cỡ nano) bám vào các gene. Khi di chuyển nam châm, gene sẽ bị kéo theo.

Tuy nhiên, giáo sư Heinrich Hofmann từ Trường bách khoa Fédérale de Lausanne ở Thuỵ Sĩ, tác giả nghiên cứu, cho biết sẽ cần nhiều thử nghiệm an toàn nữa trước khi áp dụng công nghệ này cho con người.

Chữa bệnh bằng nam châm

Các liệu pháp gene lâu nay vẫn vấp phải nhiều vấn đề, trong đó có việc thiếu một vật mang an toàn và hiệu quả để chuyển các gene chữa bệnh vào trong tế bào. Vật mang truyền thống lâu nay là các virus - vốn có thể đột biến và gây ảnh hưởng cho ADN trong tế bào.

Hofmann cho biết các hạt ion sắt cỡ nano của ông an toàn hơn so với virus. "Hạt ion sắt ít nguy hiểm hơn nhiều so với một con virus", ông nói.

Ông cũng cho biết việc điều khiển các hạt nano sẽ chính xác hơn so với việc điều khiển virus vì chúng có thể được kéo vào vị trí cần thiết bằng một thanh nam châm.

Trong một thí nghiệm mới đây, Hofmann đã tiêm các hạt nano gắn với một gene quy định phát quang màu xanh vào khớp của con cừu, rồi sử dụng nam châm để kéo gene đó vào vị trí. Các tế bào của cừu đã tạo ra những protein phát quang xanh, chứng tỏ sự thành công của thí nghiệm.

Trong những ứng dụng khác, Hofmann sử dụng nam châm và các hạt sắt ôxit để kích hoạt sự tăng trưởng của các tế bào gốc xương.

28 June 2013

Triển vọng điều trị bệnh ung thư bằng nam châm

Written by Nam châm Hoàng Nam - 086 283 5995, Posted in Thông tin nam châm

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học London (Anh) đã phát triển thành công phương pháp đốt cháy các tế bào ung thư bằng cách đưa hạt phân tử ôxít sắt vào khối u và sau đó dùng từ trường của nam châm để đốt nóng những phân tử ôxít sắt.

Triển vọng điều trị bệnh ung thư bằng nam châm

Các tế bào ung thư có thể được đốt cháy bằng công nghệ mới, sử dụng từ trường của nam châm kết hợp với các phân tử ôxít sắt.

Triển vọng điều trị bệnh ung thư bằng nam châm

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học London (Anh) đã phát triển thành công phương pháp đốt cháy các tế bào ung thư bằng cách đưa hạt phân tử ôxít sắt vào khối u và sau đó dùng từ trường của nam châm để đốt nóng những phân tử ôxít sắt.

Nhóm nghiên cứu đã tiến thành thí nghiệm trên những khối u ở chuột. Họ đã gắn các phân tử ôxít sắt siêu nhỏ vào các tế bào gốc. Các tế bào gốc này được đưa tới vị trí của khối u trong cơ thể. Sau đó, họ sử dụng từ trường của nam châm để làm những phân tử ôxít sắt chuyển động và tạo ra nhiệt lượng đốt cháy các tế bào ung thư.

"Nếu các tế bào ung thư được đốt nóng ở nhiệt độ lên tới 43 độ C, chúng sẽ bị chết. Thân nhiệt bình thường của con người là 37 độ C. Vì thế, công nghệ sử dụng từ trường nam châm có thể dễ dàng tăng nhiệt độ tới mức có thể tiêu diệt các tế bào ung thư”, tiến sĩ Sam Janes, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên báo Telegraph. 

Trong khi thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học có thể đốt nóng những phân tử ôxít sắt lên nhiệt độ tối đa là 60 độ C – cao hơn mức nhiệt độ có thể tiêu diệt tế bào ung thư rất nhiều. Vì thế, các nhà khoa học hy vọng phương pháp này có thể được phát triển trong điều trị bệnh ung thư phổi ở người trong tương lai gần.

“Chúng tôi vẫn đang ở những giai đoạn đầu của nghiên cứu, nhưng chúng tôi nghĩ rằng phương pháp này rất có triển vọng trong việc điều trị bệnh ung thư ở người”, tiến sĩ Sam Janes tin tưởng.

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, ưu điểm của phương pháp điều trị ung thư bằng cách đốt cháy các tế bào ung thư so với phương pháp điều trị bằng hóa trị liệu hiện nay là không gây ra những phản ứng phụ và gây tổn tương các tế bào khỏe mạnh quanh khối u.

28 June 2013

Chế tạo nam châm nano từng nguyên tử một

Written by Nam châm Hoàng Nam - 086 283 5995, Posted in Thông tin nam châm

Các nhà vật lí ở Đức vừa phát triển một kĩ thuật mới tạo ra những nam châm nhỏ xíu bằng cách sử dụng đầu nhọn hiển vi nhặt ra và đặt từng nguyên tử sắt một. Các nam châm cỡ nano mét...

Chế tạo nam châm nano từng nguyên tử một

Các nhà vật lí ở Đức vừa phát triển một kĩ thuật mới tạo ra những nam châm nhỏ xíu bằng cách sử dụng đầu nhọn hiển vi nhặt ra và đặt từng nguyên tử sắt một. Các nam châm cỡ nano mét ấy có thể có nhiều hình dạng khác nhau, còn đầu nhọn hiển vi thì có thể dùng để đo các tính chất của chúng. Sau khi so sánh kết quả của họ với những mô phỏng trên máy tính của các nam châm nano, các nhà nghiên cứu tìm thấy sự sai lệch có thể hướng đến những hiệu ứng từ cỡ nguyên tử cho đến nay vẫn chưa rõ.

“Kĩ thuật lắp ráp mà chúng tôi sử dụng rất giống với trò chơi LEGO của con trẻ,” thành viên đội nghiên cứu, Jens Wiebe thuộc trường Đại học Hamburg, giải thích. “Những viên gạch cấu trúc của chúng tôi là những nguyên tử sắt nằm trên một bề mặt đồng rất sạch, và mỗi viên gạch hành xử giống như một kim la bàn nhỏ có thể hướng theo một trong hai chiều – hướng lên hoặc hướng xuống. Điều này cho phép chúng tôi lắp ráp các nam châm mà những nguyên tử thành phần của chúng có thể sắp xếp theo nhiều cấu hình khác nhau.”

Chế tạo nam châm nano từng nguyên tử một

Nhà nghiên cứu tại trường Đại học Hamburg và Viện Mô phỏng Cao cấp ở Jülich có thủ lĩnh là Roland Wiesendanger. Họ đã sử dụng đầu nhọn của một kính hiển vi quét chui hầm phân cực spin để xây dựng những nam châm nano của họ. Đầu nhọn hiển vi có thể định vị với độ chính xác cao phía trên các nguyên tử sắt và có thể xác định vị trí của từng nguyên tử trên bề mặt đồng. Nếu đầu nhọn được mang đến đủ gần một nguyên tử, thì có thể dùng nó để “nhặt” nguyên tử lên và đưa nó đến một vị trí khác.

Những chuỗi, bộ ba và bông hoa

“Chúng tôi có thể chế tạo các nam châm nhân tạo từng nguyên tử một có nhiều hình dạng khác nhau – ví dụ như dạng chuỗi, bộ ba và hình ‘bông hoa’,” Wiebe nói. “Ngoài ra, đầu nhọn của kính hiển vi được tráng một chất liệu từ cho phép chúng tôi đo đường cong từ hóa của từng nguyên tử sắt thành phần bên trong nam châm đó.”

Đội nghiên cứu đã so sánh các kết quả thực nghiệm của họ với những tính toán lí thuyết dựa trên mô hình từ học Ising. Các nhà nghiên cứu tìm thấy ở giá trị từ trường ngoài thấp, đường cong từ hóa của các chuỗi nguyên tử sắt lắp ráp khác với đường cong mà lí thuyết tiên đoán. Tuy nhiên, khi từ trường ngoài lớn, các đường cong lí thuyết và thực nghiệm lại khớp với nhau.

“Nói đại khái, những đường cong dốc ngược nhau mà chúng tôi thấy với trường hợp từ trường thấp gợi ý đến một từ trường khác nữa tác dụng ngược với từ trường ngoài (B), hay sự có mặt của một moment từ khác nữa kết hợp phản sắt từ với các nguyên tử ở đầu chuỗi,” Wiebe nói. “Thật vậy, chúng tôi có thể tái tại những tương tự với trường hợp từ trường thấp của một số chuỗi bằng cách xét một từ trường nữa theo mô hình Ising tỉ lệ với – B (ngược hướng với B) hoặc gộp thêm một moment từ nữa khoảng chừng 5 magneton Bohr kết hợp phản sắt từ với đầu chuỗi với ‘hằng số hoán đổi’ khoảng – 50 MeV.”

Theo ông, nguồn gốc của một từ trường hoặc một moment nữa như thế hiện nay vẫn chưa rõ và dường như chỉ ảnh hưởng đến những chuỗi thẳng chứ không ảnh hưởng đến những cấu trúc nano nhỏ gọn như bộ ba hoặc hình bông hoa.

Những câu hỏi cơ bản

Theo đội nghiên cứu, nếu áp dụng cho những nam châm gồm một số lượng lớn nguyên tử, kĩ thuật trên có thể giúp các nhà khoa học giải quyết những câu hỏi cơ bản trong lĩnh vực từ học về “thủy tinh spin” hoặc “chất lỏng spin”, chúng là những trạng thái từ tính của những chất rắn nhất định.

Các nhà nghiên cứu hi vọng sẽ chế tạo thêm những nam châm nano mới lạ bằng sự kết hợp thích hợp của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học.

28 June 2013

Nam châm là gi?

Written by Nam châm Hoàng Nam - 086 283 5995, Posted in Thông tin nam châm

“Ao câu cá” là một món đồ chơi phổ biến có sử dụng nam châm. Mỗi cần câu có một nam châm nhỏ ở đầu. Các nam châm hút sợi kim loại được cột vào con cá.

Nam châm là gi?

Nam châm là gì? Nó được khám phá từ lúc nào? Nhưng ứng dụng của nam châm?

“Ao câu cá” là một món đồ chơi phổ biến có sử dụng nam châm. Mỗi cần câu có một nam châm nhỏ ở đầu. Các nam châm hút sợi kim loại được cột vào con cá.

Có nhiều đồ chơi khác sử dụng nam châm. Có những trò chơi ném phi tiêu với các tấm bia bằng thép được tô vẽ và các phi tiêu này có gắn nam châm. Có những sân bay trên đó các máy bay bằng thép di chuyển đây đó bằng nam châm. Có những con búp bê với miếng nam châm gắn ở hai tay; các sân khấu với các diễn viên hoạt động bằng nam châm; toa xe lửa sử dụng nam châm; ngoài ra còn có các đồ chơi khác bằng nam châm.

 Nam châm là gi?

Nam châm đã được biết trong một thời gian rất lâu. Từ “nam châm” (magnet) đến từ “Magnesia” là tên của một vùng thuộc nước Hy Lạp đặt cây gậy đầu bịt sắt của cậu dựa vào một tảng đá giữ chặt cây gậy. Trước đó chưa hề có ai thấy một tảng đá hút sắt như vậy.

Câu chuyện có lẽ không thật. Nhưng có một loại đá vôi hút sắt và thép. Nó được gọi là “manhêtit” hay là đá nam châm. Những miếng đá này là nam châm thiên nhiên.

Nam châm thiên nhiên là nam châm vĩnh cửu. Những miếng nam châm nhỏ trong trò chơi câu cá là nam châm vĩnh cửu. Những thỏi nam châm được chế tạo bằng thép hay bằng hợp chất thép và các kim loại khác cũng là nam châm vĩnh cửu. Loại nam châm vĩnh cửu mạnh hơn nhiều so với đá nam châm (lodestone).

Nam châm là gi?

Một thỏi nam châm được đánh dấu bằng chữ S và chữ N (S=South=nam; N=North=Bắc) ở hai cực. Khi cực của một nam châm này gần cực của một nam châm khác, các cực sẽ hút lẫn nhau nếu như một đầu cực nam châm này là cực Nam và nam châm kia là cực Bắc. Một số đồ chơi có nam châm được thiết kế dựa trên tính chẩt này của nam châm.


Nam châm vĩnh cửu không chỉ dùng gắn trong đồ chơi, mà còn dùng chế tạo cây kim trong la bàn bỏ túi; dùng trong các cửa hàng đồ ngũ kim để nhặt đinh; trong phòng mạch bác sĩ để lấy ra những mảnh vụn bằng thép. Có những thứ như: bút, bút chì, gạt tàn thuốc, cửa tủ lạnh, các chữ cái… đều có thể dùng nam châm, đặt biệt ở những tấm bảng dành cho trưng bày quảng cáo; nó cũng được chế tạo cho nhiều máy móc.

Còn có một loại nam châm khác: nam châm điện, nó không hút sắt và thép nếu không có một dòng điện chạy qua các sợi dây điện. Nó sẽ mất từ tính ngay lập tức khi dòng điện bị cắt.

Ngày nay nam châm điện quan trọng hơn nam châm nhiều. Chúng hiện diện trong nhiều thiết bị điện. Ngay trong nhà, các bạn cũng dễ dàng tìm thấy nam châm điện ở chuông cửa, ống nghe điện thoại, máy thu thanh và máy truyền hình, máy hút bụi, máy ghi âm và tất cả các thiết bị khác có mô tơ bằng điện. Các máy phát điện lớn cung cấp điện cho chúng ta cũng có nam châm điện trong máy nữa.

28 June 2013

Những nam châm mạnh nhất vũ trụ

Written by Nam châm Hoàng Nam - 086 283 5995, Posted in Thông tin nam châm

Các nam châm làm được nhiều việc hơn là tác dụng lực hút dính trên cái tủ lạnh nhà bạn. Những từ trường nhân tạo mạnh nhất mang lại khả năng hoạt động của máy va chạm hạt và phản ứng nhiệt hạch.

Những nam châm mạnh nhất vũ trụ

Những nam châm mạnh nhất vũ trụ

Sao neutron: Trái đất x 100 nghìn tỉ lần

Các nam châm làm được nhiều việc hơn là tác dụng lực hút dính trên cái tủ lạnh nhà bạn. Những từ trường nhân tạo mạnh nhất mang lại khả năng hoạt động của máy va chạm hạt và phản ứng nhiệt hạch. Nhưng, như chúng ta sẽ thấy, những nỗ lực hết sức của chúng ta cũng thật mờ nhạt khi so với những từ trường trong biên giới xa xôi của vũ trụ, thí dụ như từ trường phát ra từ những ngôi sao neutron.

Những loại sao siêu mới khác nhau tạo ra những từ trường khác nhau. Những sao siêu mới lớn nhất để lại những lỗ đen trong cơn yên nghỉ của chúng, nhưng những sao siêu mới nhẹ hơn một chút thì tạo ra các sao neutron. Những ngôi sao này cực kì đậm đặc, và có từ trường cực kì mạnh: Trong khi Trái đất ủy mị duy trì một từ trường chừng 0,5 gauss, thì từ trường của một sao neutron đo được là hàng nghìn tỉ gauss. Sao neutron trong ảnh có tên là Cassiopeia A, chụp bởi đài thiên văn tia X Chandra.

Sao nam châm: Xóa sạch thông tin thẻ tín dụng của bạn từ khoảng cách 100.000 dặm

Không phải mọi sao neutron đều ra đời giống nhau. Một số, vì những lí do gì đó hoàn toàn không hiểu được, thuộc về nhóm “sao nam châm”, có từ trường khủng khiếp của một sao neutron bình thường nhân thêm lên chừng 1000 lần. Mặc dù ở xa một khoảng cách bằng nửa đường từ Trái đất lên mặt trăng, một sao nam châm vẫn có thể tước mất thông tin khỏi thẻ tín dụng của bạn.

Các nhà khoa học không biết rõ cho lắm vì sao các sao nam châm lại mạnh hơn sao neutron thông thường nhiều như vậy, nhưng theo thời gian, các nhà thiên văn đang tìm thấy chúng ngày càng nhiều. Khi từ trường ngoại hạng đó bắt đầu làm chậm chuyển động quay của ngôi sao, thì nó giải phóng ra những xung năng lượng mạnh trong bước sóng tia X, có thể nhìn thấy đối với những đài thiên văn tia X của NASA.

Nạp mạng cho lỗ đen

Chúng ta biết câu chuyện cuộc đời của những lỗ đen: Những tàn dư sao siêu mới cực kì đậm đặc này tác dụng lực hút hấp dẫn khủng khiếp đến mức chúng hút lấy bất cứ thứ gì trong vùng phụ cận của chúng (bên trong “chân trời sự cố”), liên tục nạp thêm nhiên liệu cho lỗ đen. Nhưng câu chuyện không dừng lại với lực hấp dẫn. Một khi vật chất bị hút về phía trong lỗ đen, nó quay xung quanh vòng rìa ngoài của rỗ đen và giải phóng một phần xung lượng góc của nó trước khi bị nuốt vào.

Đó là chỗ từ trường phát sinh. Khi các chất khí xoay tròn trong một cái đĩa trên rìa của lỗ đen, chúng tạo ra từ trường của riêng chúng, làm bắn vọt một số chất khí tại phần ngoài của đĩa ra xa lỗ đen. Sự bắn vọt vật chất đó lấy đi xung lượng khỏi phần bên trong của đĩa khí ở gần lỗ đen nhất. Chất khí đó sau đó chậm dần đi và rơi vào miệng con quái vật tăm tối.

Phòng thí nghiệm quốc gia Từ trường cao làm chấn động mặt đất

Trong khi những nam cham nhân tạo không thể giữ nổi ngọn đuốc là những nam châm mạnh nhất trong tự nhiên, thì những nỗ lực tốt nhất của chúng ta không thể xem thường được. Ba địa điểm ở Mĩ – Đại học bang Florida, Đại học Florida, và Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở New Mexico – đã hợp tác lập ra Phòng thí nghiệm Từ trường quốc gia, ngôi nhà chứa những nam châm nhân tạo lớn nhất thế giới. Chỉ một mình Los Alamos đã chứa tám nam châm có khả năng hoạt động ở mức 50 tesla hoặc cao hơn (mỗi nam châm cách đều nhau tạo ra khỏng 0,01 tesla), trong đó có một nam châm bắn bội 100 tesla mất đến 10 năm để chế tạo.

Cho chạy tất cả những nam châm đó chẳng rẻ tiền gì: Los Alamos sử dụng một máy phát 1,43 gigawatt và năm nguồn cấp điện 64 megawatt. Máy phát đặt trên một bệ đỡ có 60 cái lò xo, chúng có nhiệm vụ khử đi chuyển động rung lắc sinh ra khi nó giảm tốc sau khi cấp điện cho nam châm, tạo ra cơn thịnh nộ làm chấn động cả trái đất.

Cuối cùng… LHC sẽ vén màn những bí ẩn của Vũ trụ

Máy Va chạm Hadron Lớn, LHC, là một cỗ máy khổng lồ chứa những châm cỡ “khủng”, với những cuộn dây dài 14 mét hoặc dài hơn. Các nam châm siêu dẫn, hoạt động ở mức hơn tám tesla, sẽ đẩy các proton chạy vòng trong vành đai 17 dặm trước khi chúng lao vào nhau và tạo ra một đợt thác các hạt hạ nguyên tử.

Tất cả những thí nghiệm này nó sẽ thực hiện thành công. chúng ta hi vọng vậy. LHC chỉ vừa mới đi vào hoạt động hồi tháng 9, 2008, trước khi những mối nối điện tồi tệ trong hệ thống làm lạnh của các nam châm buộc các thí nghiệm phải dừng lại. Sau gần một năm sau sửa chữa và nâng cấp, rốt cuộc siêu cỗ máy va chạm này đã chạy trở lại hồi tháng 11 năm ngoái, và người ta đang trông đợi nó sẽ mang lại những kết quả mới trong lần chạy chính thức dài hạn bắt đầu từ hôm 30 tháng 3, 2010.

Từ trường của ITER sẽ kích ngòi cho sức mạnh nhiệt hạch

Năng lượng nhiệt hạch có điều khiển, tự duy trì, vẫn còn là một giấc mơ, nhưng lí do giấc mơ đó có lẽ đáng theo đuổi là vì từ trường. Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER) là một chương trình hợp tác đa quốc gia thể hiện một trong những nỗ lực lớn nhất thế giới nhằm hợp nhân deuterium và tritium, hai đồng vị nặng của hydrogen.

Khi (và nếu) ITER được xây dựng, thì nó sẽ hâm nóng các vật liệu nhiệt hạch thành một trạng thái plasma, phát ra 500 megawatt nhiệt lượng. Cỗ máy khi đó sẽ sử dụng từ trường để giam giữ và điều khiển khối plasma quá nhiệt đó.

Lực nâng con ếch – Vâng, chúng tôi nói lực nâng con ếch

Sự siêu dẫn là một trong những hiện tượng kì lạ mà một mình vật lí cổ điển không thể nào giải thích trọn vẹn. Một số chất liệu, khi làm lạnh đến nhiệt độ gần không độ tuyệt đối, thì đạt tới điện trở bằng không. Do đó, một dòng điện có thể tồn tại vĩnh viễn.

Các nhà khoa học sử dụng các chất liệu siêu dẫn trong những cỗ máy va chạm hạt như LHC, nhưng bạn chẳng việc gì phải đến châu Âu để tận mắt nhìn những thủ thuật thú vị đối với chúng. Dòng điện vĩnh cửu là một chất siêu dẫn có thể nâng các chất liệu, vì dòng điện liên tục đẩy từ trường của đối tượng đang được nâng lên, kể cả một đối tượng sống. Ở đây, các nhà khoa học Hà Lan nâng một con ếch lên trong một từ trường 16 tesla.

MRI: Lén nhìn vào cơ thể bạn

Kể từ khi các nhà khoa học tạo ra được những hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) đầu tiên vào đầu những năm 1970, công nghệ đó đã phát triển ngày càng mạnh bởi những bước nhảy vượt bậc – nhiều đến mức Ủy ban Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phải ngả mũ chào trước mức độ từ trường mà con người có thể chịu đựng. Tám tesla là cực đại trong năm 2003, cho đến khi các nhà khoa học tại trường đại học Illinois ở Chicago giới thiệu một máy quét 9,4 T, thiết bị cuối cùng đã được FDA phê chuẩn.

Nhưng đó chưa phải là máy quét MRI mạnh nhất thế giới, Bruker BioSpin, người chế tạo một máy quét 9,4 T cho Viện Công nghệ Massachusetts, đã vượt lên dẫn đầu và thiết kế một máy quét MRI 11,7 T. Năm 2009, trường đại học Texas đã công bố kế hoạch lắp đặt một máy quét MRI 11,7 T tại trung tâm y tế của trường.

01 July 2013

Vì sao kim chỉ nam có thể chỉ phương hướng?

Written by Nam châm Hoàng Nam - 086 283 5995, Posted in Thông tin nam châm

Kim chỉ nam châm là một công cụ tuyệt vời đẻ phân biệt phương hướng, bất kể bạn có ở đâu, bao giờ một đầu của nó cũng chỉ phương nam, cò đầu kia chỉ phương bắc.

Vì sao kim chỉ nam có thể chỉ phương hướng?

Kim chỉ nam châm là một công cụ tuyệt vời đẻ phân biệt phương hướng, bất kể bạn có ở đâu, bao giờ một đầu của nó cũng chỉ phương nam, cò đầu kia chỉ phương bắc. Các thuỷ thủ cần kim chỉ nam, các vận động viên leo núi phải dùng kim chỉ nam, những người thăm dò địa chất không thể thiếu kim chỉ nam. Bởi vì có kim chỉ nam, người ta mới không lạc phương hướng. Kim chỉ nam được phát minh từ lâu, hơn 2000 năm trước vào thời chiến quốc Trung Quốc người ta đã biết nam châm có thể hút sắt và dùng nó chế thành kim chỉ nam.

Vì sao kim chỉ nam có thể chỉ phương hướng?

Trái Đất mà chúng ta cư trú giống như một cục nam châm lớn, hai đầu là hai cực có tính chất khác hẳn nhau. Trái Đất cũng có cực từ, vào năm 1975 bắc cực ở
gần đảo Bathurst ở bắc Canađa, còn Nam cực ở vào kinh tuyến đông 139024’, vĩ tuyến nam 65048’ thuộc châu Nam cực.

Giữa các cực từ khác cực tính có lực hút lẫn nhau. Vì vậy khi đưa một thanh nam châm đến gần kim chỉ nam, nó làm cho kim chỉ nam chuyển động lệch đi. Hai đầu của kim chỉ nam lần lượt bị sức hút của địa cực từ nên chỉ theo hướng Nam, Bắc cực.

Vì sao kim chỉ nam có thể chỉ phương hướng?


Giả sử bạn muốn truy đến cùng vì sao Trái Đất có từ tính?
Vấn đề này đến nay vẫn là một “án treo” trong khoa học, đòi hỏi chúng ta phải mất nhiều công phu thăm dò, nghiên cứu.

Kim chỉ nam có chỉ đúng phương Nam không?

Kim chỉ nam chỉ đúng phương Nam à? Câu hởi nay tựa như không thành vấn đề nữa, nhưng nếu bạn dùng nó nhằm chính vào sao bắc đẩu mà đo thì sẽ thấy phương Bắc mà kim chỉ nam chỉ không cùng với hướng mà sao Bắc đẩu thể hiện. Rất nhiều quan trắc cho thấy hai đầu của kim không chỉ đúng Nam Bắc cực trên địa lý mà hơi lệch đi một chút. Giữa hướng và kim chỉ nam chỉ và hướng Bắc, Nam thực có sự chênh lệch về gốc độ. Đó là góc từ thiên mà chúng ta thường nghe nói. Hiện tượng này loài người đã biết từ sớm.

Vì sao kim chỉ nam không chỉ đúng phương chính Nam?
Kim chỉ nam dựa vào tính chất từ của nó để chỉ phương hướn. Trái Đất là một vật thể có từ tính, nó có hai cực có từ tính khác hẳn nhau, một ở phía Bắc, một ở phía Nam. Hai cực từ Nam-Bắc này ở gần hai cực Nam, Bắc về địa lý. Hai đầu kim chỉ nam cũng là hai từ cực, các cực từ cùng tính chất thì đẩy nhau, khác tính chất thì hút nhau, vì vậy hai đầu của kim nam châm lần lượt bị lực từ của Trái Đất hứt nên mới chỉ phương hướng gần với hướng Nam Bắc. Điều này cũng giống như trọng tâm của Trái Đất có một trục từ rất lớn, nhưng trục từ này không hoàn toàn trùng với trục Nam Bắc của Trái Đất, vì vậy khi kim từ chịu sức hút từ tính của Trái Đất mà chỉ về hướng cực từ sẽ có sự sai lệch về góc độ với cực Nam, Bắc của Trái Đất.
Nhưng người ta cũng nhanh chóng phát hiện rằng góc từ thiên ở các nơi không hoàn toàn bằng nhau. Hơn nữa ngay ở cùng một địa phương, góc của từ thiên cũng thường xuyên thay đổi. Ví dụ như năm 1934 có người đã đo góc từ thiên ở London, nó đã từ +11015’ năm 1980 giảm xuống còn +406’. Đó là vì nguyên nhân gì?

Người ta phát hiện hai cực địa từ vốn có đang thường xuyên thay đổi vị trí, hơn nữa độ mạnh yếu của từ tính thể hiện ở những điểm khác nhau tên trên Trái Đất cũng không giống nhau. Vì sao lại có những thay đổi và sai khác như vậy? điều này phải tìm tung tích từ hiên tượng vì sao lại xuất hiện địa từ. thế nhưng cho tới nay vấn đề này vẫn còn chưa giải quyết được, vì vậy chưa thể có kết luận chính thực.

Hiện nay có nhiều người cho rằng địa từ là do sự vận động của các hạt nhân kim loại xoay quanh các vật mang điện tích ở giữa lõi trái đất sinh ra, mà tình hình lại luôn luôn thay đổi.
Ngoài ra, có người còn phát hiện: tính chất của hai tủ cực đã xảy ra nhiều lần đổi ngược, đổi lẫn nhau, từ 76 triệu năm nay đã có tới hơn 100 lần đảo ngược như vậy. Ví dụ như sự kiện đảo ngược từ cực gần nhất đã xảy ra cách ngày nay khoảng 20.000 đến 30.000 năm.

Tóm lại kim chỉ nam không chỉ đúng phương chính nam là có liên quan tới hiện tượng từ tính của trái đất. tuy góc từ thiên có chênh lệch ở từng lúc, từng nơi nhưng nói chung không lớn. Vì vậy trong tình huống chung dùng kim chỉ nam để dùng phương hướng là được, nhưng khi chúng ta cần xác định phương hướng chính thì phải tính lới sự tồn tại của góc từ thiên, đồng thời căn cứ vào độ lớn nhỏ của góc từ thiên mà tiến hành điều chỉnh hướng mà kim đã chỉ. Giả biết goc stừ thiên là +3018’(tức là phương Bắc mà kim từ chỉ, lệch về hướng đông +3018’ so với phương chính Bắc) thì phương chính Nam phải là hướng nam mà kim chỉ nam chỉ dịch về phía đông +3018’,nếu góc từ thiên âm thì phương chính Nam phải là phương Nam mà kim chỉ nam chỉ dịch vè phía tây với góc độ tương ứng. Còn nếu nagy cả độ lớn nhỏ của goc stừ thiên cũng không biết, thì muốn xác định phương hướng một cách chính xác chúng ta phải đo bằng các dụng cụ chính xác.

[12  >>  

nam cham

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NAM CHÂM HOÀNG NAM là công ty chuyên sản xuất, bán và kinh doanh các mặt hàng nam châm vĩnh cửu dạng viên: nam châm vĩnh cửu, nam châm đất hiếm (nam châm trắng), nam châm đen (nam châm ferrite), nam châm dẻo dạng dải, cuộn... Sản xuất và sửa chữa các bộ lọc nam châm công nghiệp tách sắt: Máy tuyển từ, bộ lọc sắt phẳng, lưới nam châm lọc sắt... Gia công, sản xuất các sản phẩm sắt nghệ thuật như: giường, bàn ghế, cửa sắt, lan can.... bên cạnh đó công ty còn sản xuất các sản phẩm từ các loại inox. Sản xuất theo mẫu hay qui cách do khách hàng yêu cầu.

Đến với Nam Châm Hoàng Nam, quý khách hàng sẽ được cung cấp tất cả các loại sản phẩm với chất lượng tốt nhất, chế độ bảo hành, độ bền ổn định, giá cả cạnh tranh. Với phương châm tất cả “Vì lợi ích khách hàng” lợi ích của khách hàng là lơi ích của Hoàng Nam. Khi đến với công ty quý khách hàng sẽ nhận được sự phục vụ tư vấn cũng như lắp đặt tận tình nhất. Công Ty Nam Châm Hoàng Nam rất hân hạnh đón tiếp và hợp tác với quý khách hàng!

Tweet Hoàng Nam

Twitter response: "Could not authenticate you."