09 July 2013
NASA nghiên cứu phóng vệ tinh bằng nam châm điện
Các tàu không gian phải đốt hàng trăm nghìn lít nhiên liệu để đạt đến quỹ đạo. Nay, các kỹ sư tên lửa tại Trung tâm bay vũ trụ Marshall (NASA) đang tìm hiểu liệu có thể dùng năng lượng của nam châm điện thay thế hay không. Nếu thành công, đây sẽ....
Các tàu không gian phải đốt hàng trăm nghìn lít nhiên liệu để đạt đến quỹ đạo. Nay, các kỹ sư tên lửa tại Trung tâm bay vũ trụ Marshall (NASA) đang tìm hiểu liệu có thể dùng năng lượng của nam châm điện thay thế hay không. Nếu thành công, đây sẽ là một bước nhảy vọt, giúp đại hạ giá chi phí phóng tàu.
Phương pháp này sạch, rẻ và an toàn hơn nhiều so với việc dùng nhiên liệu truyền thống. Nhờ nó, NASA hy vọng sẽ giảm chi phí đưa mỗi pound trọng lượng lên vũ trụ từ 10.000 USD xuống còn 1.000 USD (1 pound = 0,454 kg). Các con tàu không cần mang theo nhiên liệu và ôxy, nhờ đó, kích thước của tàu cũng sẽ thu gọn lại.
Công nghệ bay bằng nam châm (gọi tắt là maglev), dựa trên nguyên lý sử dụng các bản cực nam châm trái dấu để nâng một thanh trượt kim loại, mang theo một máy bay rời khỏi đường băng. Từ trường trong thanh trượt và trên đường ray trái dấu nên đẩy lẫn nhau, đưa phương tiện tiến về phía trước.
Mùa xuân năm ngoái, NASA đã phóng thành công một máy bay hiện đại theo công nghệ từ trường này, đạt tốc độ 100 km/h sau nửa giây. Trở ngại chính cho giai đoạn nghiên cứu tiếp theo là thiếu vốn. NASA hiện chỉ còn 30.000 USD cho dự án này.
Trong khi đó, hải quân Mỹ cũng đang thực hiện nghiên cứu maglev. Kế hoạch của họ là dùng lực đẩy từ để phóng các máy bay chiến đấu từ những tàu sân bay, thay cho dùng hơi nước.
Mục tiêu tiếp theo của NASA là thử nghiệm một tên lửa với tốc độ 240 km/h. Một số nhà khoa học cho rằng phải mất 20 năm nữa, việc phóng tàu bằng nam châm điện mới thực sự có kết quả. Nhưng một thành viên của nhóm nghiên cứu lại lạc quan hơn. Ông cho rằng chỉ trong 5 năm tới, những máy bay đầu tiên xuất phát bằng từ trường sẽ có mặt trên bầu trời.
Comments (1)
Trương Khải
reply