09 July 2013
Công bố chiếc nam châm nhỏ nhất thế giới
Các nhà khoa học châu Âu mới chế tạo thành công một chuỗi xích nhỏ xíu từ các nguyên tử coban. Ở nhiệt độ dưới -263 độ C, các nguyên tử này tạo thành một sợi dây từ tính. Đây là chiếc nam châm nhỏ nhất mà con người từng chế tạo ra.
Các nhà khoa học châu Âu mới chế tạo thành công một chuỗi xích nhỏ xíu từ các nguyên tử coban. Ở nhiệt độ dưới -263 độ C, các nguyên tử này tạo thành một sợi dây từ tính. Đây là chiếc nam châm nhỏ nhất mà con người từng chế tạo ra.
Nhóm khoa học của Klaus Kern, Viện Max Plank về Vật lý chất rắn ở Stuttgart (Đức), đã làm bốc hơi một dung dịch chứa các nguyên tử coban trên một mặt phẳng platin. Trên mặt phẳng này, người ta kẻ các rãnh nhỏ để các nguyên tử coban có thể tự sắp xếp thành chuỗi.
Khi hạ nhiệt độ xuống dưới 10 Kelvin (-263 độ C), người ta quan sát thấy spin (trục quay) của các nguyên tử tự động sắp xếp song song với nhau. Khi đó, chuỗi nguyên tử hoạt động tương tự như một nam châm sắt nhỏ xíu, tức là nó có từ tính.
Theo các nhà khoa học, phát minh này sẽ mở hướng cho việc chế tạo các bộ nhớ từ tính kích thước nhỏ, vì từ trường của sợi dây nguyên tử này tỏ ra bền vững hơn từ trường của các nam châm thông thường rất nhiều.
Năm 1995, nhà vật lý Nga nổi tiếng Lev Landau đã chỉ ra rằng một chuỗi dây dài vô tận sẽ không thể có từ tính, vì spin của các nguyên tử không thể sắp xếp song song, ngay cả khi nhiệt độ hạ xuống điểm 0 tuyệt đối. Landau còn nhấn mạnh rằng, ngay cả khi sợi dây có độ dài hữu hạn thì việc này cũng rất khó. Tuy nhiên lần này, kết quả của các nhà khoa học Đức cho thấy, chỉ cần hạ xuống10 K, một chuỗi nguyên tử sắp xếp khéo léo sẽ có từ tính bền vững.